Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Luật sửa chữa nhà ở



Trường hợp việc sửa chữa nhà ở, lắp đặt của anh không làm thay đổi kiến trúc hay kết cấu chịu lực và an toàn của căn hộ thì anh không cần làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng.


Sửa chữa bên trong nhà ở có phải xin phép

Tôi có một căn hộ tại Hà Nội thuộc phường Minh Khai, quận HBT diện tích khoảng 15 m2 xây 03 tầng (tường gạch xây 20cm chồng tầng không có trụ BTCT). Hiện nay một số hạng mục CT bên trong nhà đã xuống cấp và không còn phù hợp nữa (tường trát bằng vôi vữa đã mục ẩm, bong tróc do ngấm nước mưa, cầu thang cũng bong tróc, độ dốc và bậc cầu thang không phù hợp, nhà vệ sinh và phòng tắm cũng tạm bợ, cửa sắt ra vào cũng han rỉ hết. Trong tháng này tôi muốn thiết kế trang trí nội thất trong nhà và lắp dựng thêm 01 tum chống nóng bằng tôn lợp AUSTNAM. Vậy tôi có phải làm đơn xin cấp phép xây dựng không và hồ sơ xin cấp phép bao gồm những gì? Kính mong quí cơ quan giải đáp tư vấn giúp. Xin trân trọng cảm ơn!






Gửi bởi: Thành Long








Trả lời có tính chất tham khảo






Theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng và Điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ Về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Đối với các trường hợp sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình mà không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực và an toàn của công trình thì chủ đầu tư không cần phải có giấy phép xây dựng trúc khi xây dựng công trình.


Trường hợp việc sửa chữa nhà ở, lắp đặt của anh không làm thay đổi kiến trúc hay kết cấu chịu lực và an toàn của căn hộ thì anh không cần làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng. Tuy nhiên, theo điều 9 Thông tư số 03/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng ban hành ngày 26 tháng 03 năm 2009 “Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP”, trước khi khởi công xây dựng anh phải gửi văn bản thông báo ngày khởi công kèm theo các bản vẽ mặt bằng xây dựng, mặt bằng móng, mặt đứng chính công trình cho UBND quận Hai Bà Trưng và UBND phường Minh Khai biết, để theo dõi và quản lý theo quy định.


Ngược lại, nếu việc sửa chữa, cải tạo công trình làm thay đổi kết cấu chịu lực và sự an toàn của công trình thì trước khi xây dựng, anh cần phải có Giấy phép xây dựng công trình.


Theo quy định tại điều 20 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP và mục 5 Nghị định số 83/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15 tháng 10 năm 2009 Về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP thì Hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng công trình và nhà ở đô thị bao gồm:


1. Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục IV kèm theo Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.


2. Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.


3. Bản vẽ thiết kế thể hiện được vị trí mặt bằng; mặt cắt, các mặt đứng chính; mặt bằng, mặt cắt móng công trình; sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình (đối với công trình theo tuyến); sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, nước thải; ảnh chụp hiện trạng công trình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Sample Text

Popular Posts

Lưu trữ Blog

Người đóng góp cho blog

Definition List

Download